Rồi cũng mưa, sau bao ngày trời ầm ì như người đau bụng. Cơn
mưa be bé lưng chừng mùa nắng, chỉ làm dịu được một chút xíu cái nóng, nóng hừng
hực, nghe mùi đất khét lẹt. Ở quê tôi, người ta cũng thường hay gọi những mưa như
thế này là “mưa rốc nước”, giếng nhà ai sắp cạn thì sau cơn mưa này sẽ kiệt
luôn, mùa nắng nhà ai mà có đủ nước dùng, sinh hoạt và tưới hoa màu thì đó là một
điều phước. Mẹ thường hay dặn: “mưa trái mùa thì đừng để nó ướt người, dễ bệnh!”,
không biết có bệnh hay không, nhưng nhìn những dòng nước đen ngòm từ mái nhà chảy
xuống, chỉ nhìn thấy là sợ.
Càng sống thì càng thấy khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hiếm
khi nhìn thấy nhà ai thiếu nước, bây giờ đi mua nước, từng chiếc xe công nông, gắn
cái bồn nước to đùng, chẳng biết sạch dơ, cứ thế bơm vào bồn nhà, dùng tạm mùa
nắng. Nhà nhà sửa bơm, người người vét giếng… Tôi cũng có những kỷ niệm “ngày nắng
khổ đau”, mua nước đóng bình(10K/bình) về đánh răng buổi sáng, cả nhà rồng rắn,
đùm túm chở nhau đi tắm ké, xin thêm 1 can 20 lít về để dành đi vệ sinh… phải
nói là cực chi mà cực. Nhưng thiếu nước vẫn chưa khổ đau bằng những khoảnh khắc
mà cảm nhận được cái tình người dành cho nhau đã cạn!
(Hồi nào rảnh rỗi, có cảm hứng sẽ viết về cái cảm giác khi
con người sống cạnh bên nhau mà yêu thương cạn kiệt tự bao giờ!)
Trời nóng nên con người cũng nóng, cũng bực bội. Có những
chuyện đã quá xưa cũ, đã quá hiển nhiên và nhiều khi không thể thay đổi được nữa
những vẫn cứ không thôi ray rứt. Nói tục tý: “nhiều khi biết đánh rắm là thối, mà
vẫn cố ngửi, buộc phải ngửi… xem nó thối đến cỡ nào!!!”. Lại sắp đối diện với một
khúc cua đường đời khắc nghiệt, vẫn chưa thoát được những vụn vặt bon chen, dù
đã cố để cuộc đời mình thanh thoát một chút.
Sống cái kiểu gì, thấy người khác ăn cơm cũng nhảy vô dành, chẳng
biết mâm cao, mâm thấp. Chỉ biết thấy ăn là nhào vô, thấy tiền là mắt ướt rườn
rượt. Cứ thế bất chấp mọi thủ đoạn! Đã thế giờ mắc xương còn ới ời: “heo mi!
heo mi”. Hông lẽ chửi thề: "giúp cái đ. cha mày!" Đời nhiều khi bực bội đến vậy!
Giờ còn rủ cha, rủ chú, rủ tông rủ ti, nhào
vô kiếm ăn, thơm lắm. Nhiều khi không biết nên khóc hay nên cười! Những loại
người không biết mình nên ngồi mâm nào, lại là những loại mà trong từ điển của
họ không có định nghĩa của “lòng biết ơn”, tức là không biết cúi đầu, thật tâm
dù chỉ là một lời cảm ơn. Cái thái độ không biết ơn mà còn xem thường người
khác, tâm linh mà nói: “Không có hậu đâu!”
Thiệt là nóng quá đi mà!
Lòng biết ơn! Đơn giản không nhỉ?! Dạo này mình toàn phải
cay cú với những cái thứ trời ơi như thế này! Nóng quá có bị điên không ta?!
Trách ai bây giờ? Nhiều khi ngồi nghĩ: cái số mình nó gì ấy, số mình chó táp! Con
nít nó cũng xem thường mà bà già cũng bị phun nước bọt!.
Khổ là biết tỏng đời nó bạc vậy đấy, thế mà vẫn phải giả lả,
nói nói cười cười, dạ dạ thưa thưa!! Còn phải ra vẻ đạo mạo, rộng lượng và nhân
từ. Đến bao giờ tôi mới được sống thật với mình, chửi toẹt vào mặt cái bọn người
ngợm lẫn lộn!
…
Những nỗi khổ tâm cứ hành hạ, rồi nằm đến rạc người! Tôi cố
buông để được sống lặng lẽ! Sao cứ đày đọa mãi thế?? Nhiều khi tôi muốn khóc! Khóc
thật to! Khóc cho những nỗi bất hạnh cứ dập vùi tâm hồn vốn không còn nguyên vẹn
nữa! Những nỗi bất hạnh của người dưng bạc bẽo đã đành, ngay chính máu mủ ruột
rà mà cũng đay nghiến, chà đạp nhau đến tứa máu mới thôi!
...
Những ngày cuối tuần, lẽ ra được vui vẻ, nghỉ ngơi lại gặp
toàn những thứ trời ơi đất hỡi! Trời thì nóng quá, nên tôi cũng đang rất nóng
trong người và bực bội! Làm ơn để tôi yên, tôi sẽ tự tìm lối thoát cho đời tôi!
Tôi đang rất nóng, nên đừng có mà chọc tôi!
Lâu rồi không được bơi, trời này mà được thả mình vào trong
bể nước mát lạnh, chả suy nghĩ gì thì tuyệt vời biết bao. Thế là tôi đi bơi, cầu
mong là cái bể bơi đã thay nước sạch.
Tóm lại là viết vài dòng, ý tứ ngổn ngang, đại khái là: Trời
nóng quá nên người bị điên điên, nên tôi đi bơi, ý là khoe tôi biết bơi và quảng
cáo cho cái hồ bơi! Chúc cho ai cũng đang nóng trời, nóng người như tôi thì hãy
đi bơi, vừa thư giãn vừa tập thể thao, tốt cho sức khỏe!
Chúc thêm một ngày nghỉ bù, bớt nóng!
No comments:
Post a Comment